Tóm tắt “Nghệ thuật giao tiếp để thành công” – Leil Lowndes
Thủ thuật 1: Nụ cười tràn ngập
Đừng bao giờ ngay lập tức cười với người khác khi chào họ. Thay vào đó, hãy nhìn vào khuôn mặt từng người trong giây lát. Dừng lại để phán đoán qua tính cách của người đó rồi đáp lại bằng một nụ cười thoải mái và nồng ấm lan tỏa trên khắp khuôn mặt bạn như một dòng lũ tràn dần lên tận đôi mắt. Nó sẽ nhấn chìm người tiếp nhận trong một làn sóng ấm áp. Chỉ cần trì hoãn nụ cười của bạn trong vài giây thôi nhưng dường như người tiếp nhận sẽ cảm thấy nụ cười ấy thực sự dành cho họ và nó ẩn chứa sự chân thành của bạn.
Thủ thuật 2: Đôi mắt đắm đuối
Hãy nhìn họ không chớp với ánh mắt ấm áp. Thậm chí ngay cả khi cô ấy hay anh ấy đã ngừng lời, bạn cũng không nên rời mắt khỏi họ. Khi bạn phải nhìn ra chỗ khác, hãy từ từ như đang miễn cưỡng phải làm vậy, kéo dài ánh mắt nhìn của bạn cho đến khi sợi dây mỏng manh giữa hai ánh nhìn dần dần đứt đoạn.
Thủ thuật 3: Đôi mắt dán chặt
Thủ thuật này mang lại hiệu quả mạnh mẽ. Hãy quan sát mục tiêu của bạn ngay cả khi họ đang nói chuyện với người khác. Bất kể ai đang nói, hãy tập trung nhìn đoi tượng mà bạn muon gây ấn tượng.
Thủ thuật 4 : Treo mình trên dây
Hãy hình dung một đoạn dây nhỏ đang treo ngang qua bản lề của tất cả các cánh cửa bạn bước qua. Cắn chặt lấy nó và để nó kéo bạn lên tới đỉnh của sân khấu rạp xiếc. Khi bạn áp dụng thủ thuật này, mọi cơ bắp của bạn sẽ kéo căng ra tạo thành các cử chỉ hoàn hảo.
Thủ thuật 5: Đối xử với mọi người như những đứa trẻ lớn
Hãy đoi xử với người bạn gặp như những đứa trẻ lớn. Khoảnh khắc hai người được giới thiệu với nhau chính là cơ hội cho người mới quen của bạn. Trao cho họ nụ cười ấm áp, toàn bộ cơ thể bạn quay về phía người đó, dành trọn sự chú ý của bạn cho họ, bạn sẽ trao cho những người xung quanh, những người bạn đang đoi diện một nụ cười thoải mái. Hướng toàn bộ sự tập trung của bạn tới người mới quen để thể hiện thông điệp: “Tôi nghĩ rằng bạn rất đặc biệt”.
Thủ thuật 6: Chào người bạn cũ của tôi
Khi gặp gỡ ai đó, hãy hình dung đó như một người bạn cũ (khách hàng cũ, người yêu cũ, hay một ai đó mà bạn đã dành nhiều tình cảm cho họ). Sự thăng trầm của cuộc song khiến cho hai người phải xa cách nhưng bữa tiệc này (cuộc họp, hội nghị) đã giúp gặp lại người bạn đã mất liên lạc từ lâu. Cảm giác vui mừng hạnh phúc khiến cho một loạt phản ứng của cơ thể nảy sinh từ trong tiềm thức, nó làm ánh mắt, đôi lông mày cho đến vị trí bạn đứng cũng trở nên tự nhiên và gần gũi.
Thủ thuật 7: Hạn chế bồn chồn
Bất cứ khi nào nội dung cuộc trò chuyện thực sự quan trọng, hãy mặc kệ chuyện ngứa mũi, tai ù, chân nhức. Đừng nhấp nhổm, co chân, duỗi tay, lắc lư, vặn người, hay gãi ngứa. Trên hết, hãy tránh để tay gần miệng. Các cử động tay gần mặt và tất cả các động tác bồn chồn có thể gây cho người nghe một cảm giác rõ rệt rằng bạn đang nói doi.
Thủ thuật 8: Trí khôn của ngựa Hans
Hãy tập thói quen quan sát hai chiều khi nói chuyện. Bày tỏ quan điểm của bản thân nhưng đồng thời phải chú ý quan sát phản ứng của người nói chuyện trước những điều bạn đang nói sau đó tiến hành những điều chỉnh phù hợp.
Một chú ngựa cũng có thể làm được việc này huong hồ con người chúng ta. Người ta sẽ nghĩ rằng bạn biết mọi thứ, rằng bạn có giác quan của một chú ngựa thông minh.
Thủ thuật 9: Hình dung trước khi thực hiện
Hãy hình dung bạn là một người phi thường như bạn từng ao ước. Hãy ngắm bước đi của bạn với cử chỉ treo mình trên dây, bắt tay, nở một nụ cười tràn ngập và đôi mắt nhìn đắm đuoi.
Hãy nghe chính mình nói chuyện phiếm thoải mái với mọi người. Hãy cảm nhận sự thoải mái khi thấy bạn đang có hình ảnh tot đẹp và rất có sức hút đoi với mọi người. Hãy tưởng tượng chính bạn là một người nào đó. Rồi điều đó sẽ tự động diễn ra.
Thủ thuật 10: Đồng điệu tâm trạng
Trước khi nói, hãy khám phá ra tâm trạng của người nói chuyện qua giọng điệu của họ. Hãy chụp “bức ảnh tâm trạng” qua cách diễn đạt tình cảm của họ để biết bạn đang đoi diện với một người sôi nổi, u sầu hay mạnh mẽ. Nếu bạn muon người ta hiểu được suy nghĩ của mình, thật tuyệt nếu như trong choc lát bạn có thể đồng điệu tâm trạng và nói theo ngữ điệu của họ.
Thủ thuật 11: Nói những điều bình thường với đầy cảm xúc
Bạn lo lắng về những lời đầu tiên? Đừng sợ, vì 80% ấn tượng người nghe có được dù sao cũng không phụ thuộc vào lời bạn nói. Hầu hết những điều đầu tiên bạn nói đều ổn. Dù cho nội dung vô vị thế nào, thì một tâm trạng đồng cảm, thái độ tích cực và cách nói chuyện đầy cảm xúc sẽ khiến cho lời mở đầu của bạn thú vị hơn.
Thủ thuật 12: Luôn luôn tạo điểm hấp dẫn trong trang phục
Dù đi đến bất cứ một cuộc hội họp đông người nào, hãy mang hay mặc một cái gì đó đặc biệt để tạo lý do tiếp cận cho đoi tượng quan tâm, thích thú bạn. “Xin lỗi, hơi tò mò nhưng tôi nhận thấy món đồ của bạn thật hấp dẫn. Đó là cái gì vậy?”
Thủ thuật 13: Làm quen qua giới thiệu
Đây là thủ thuật làm quen với mọi người hiệu quả nhất nhưng lại ít được sử dụng nhất (nếu không tính đến các chính trị gia). Bạn chỉ đơn giản nhờ người chủ bàn tiệc giới thiệu chính thức hay hỏi ông ta một so thông tin để giúp bạn ngay lập tức phá vỡ tảng băng khoảng cách khi làm quen.
Thủ thuật 14: Nghe lén
Bạn không tìm thấy điểm hấp dẫn trong trang phục của họ đúng không? Không có chủ bàn tiệc để giới thiệu làm quen chứ gì? Không sao! Chỉ cần nhẹ nhàng đi đến đám người bạn muon hòa nhập và căng tai lắng nghe. Hãy nghĩ ra bất cứ lý do gì dù hời hợt nhất và xen vào cuộc trò chuyện với câu “Xin lỗi, tôi nghe thấy…” Họ sẽ bị soc ư? Trong một vài giây. Họ sẽ vượt qua nó chứ? Trong choc lát. Bạn có chắc sẽ nằm trong cuộc trò chuyện không? Nhất định là có!
Thủ thuật 15: Tránh giới thiệu về quê hương chỉ bằng một cái tên
Bất cứ khi nào gặp phải câu hỏi tất yếu kiểu như “Quê bạn ở đâu?”không bao nên thách thức trí tưởng tượng của người khác với câu trả lời cộc loc mỗi địa danh. Hãy tìm hiểu một so nội dung có liên quan về thành pho quê hương của bạn mà đoi tượng trò chuyện có thể bình luận. Rồi khi họ đáp lại sự khêu gợi của bạn bằng một câu nói thông minh, họ sẽ nghĩ rằng bạn thật sự là một người có khiếu giao tiếp.
Thủ thuật 16: Tránh giới thiệu về nghề nghiệp cộc lốc
Khi gặp phải câu hỏi tất yếu “Bạn làm nghề gì vậy ?”, bạn nghĩ rằng câu trả lời “Tôi là một nhà kinh tế/ một nhà giáo dục/ hay một kỹ sư” ‒ như vậy là có thể cung cấp đầy đủ thông tin tạo nên một cuộc hội thoại tot. Tuy nhiên, những người không phải là một nhà kinh tế, một nhà giáo dục hay một kỹ sư cũng có thể thường giới thiệu về nghề nghiệp của mình như vậy: “Tôi là một nhà cổ sinh học/ nhà tâm lý học/ người viết sách.”
Các bạn cần bổ sung lời giới thiệu. Các bạn hãy đưa ra một so nội dung thú vị về công việc của mình cho những người mới quen trò chuyện. Nếu không họ sẽ sớm chữa cháy cho sự im lặng của mình bằng việc chúi đầu vào đĩa thức ăn.
Thủ thuật 17: Tránh cách giới thiệu cộc lốc
Khi giới thiệu mọi người với nhau, tránh quăng ra một lưỡi câu không mồi và để mặc những người mới gặp ngại ngùng tìm kiếm chủ đề trò chuyện. Hãy mắc con mồi vào lưỡi câu hội thoại để lôi kéo họ vào chủ đề gì đó. Rồi bạn mới được quyền im lặng hay chuyển sang một cuộc giao tiếp khác.
Thủ thuật 18: Trở thành thám tử của ngôn từ
Giong như một thám tử tài ba, hãy lắng nghe từng lời của người nói chuyện và tìm ra những đầu moi dẫn đến chủ đề ưa thích của anh ấy hay cô ấy. Manh moi có vẻ như rất mong manh, khó nắm bắt. Dù vậy, hãy cứ lao vào nó giong như một thám tử tài ba. Giong như Sherlock Holmes, bạn sẽ có được đầu moi để tìm ra chủ đề nói chuyện ưa thích của người khác.
Thủ thuật 19: Tận dụng khả năng tuyệt vời của sự chú ý
Khi bạn gặp ai đó, hãy hình dung có một sự chú ý khổng lồ đang hiện diện giữa hai người. Khi bạn lên tiếng, bạn đang thu hút sự chú ý. Khi một người khác lên tiếng, sự chú ý chuyển sang anh ấy. Nếu bạn truyền đủ sự chú ý sang anh ấy, người nói chuyện với bạn sẽ rất say mê và không ý thức được rằng bạn hầu như không nói một điều gì về mình. Nếu bạn càng thành công trong việc truyền sự chú ý của mình sang người khác, người nói chuyện càng thấy bạn thật thú vị.
Thủ thuật 20: Bắt chước như vẹt
Hãy bắt chước loài vẹt, đơn giản bằng cách nhắc lại một vài lời mà người tiếp chuyện với bạn vừa nói. Hãy đánh quả bóng hội thoại trở lại phần sân người đoi diện và sau đó tất cả những gì bạn cần làm là lắng nghe.
Thủ thuật 21: Diễn lại đi!
Những âm thanh êm ái ngọt ngào nhất mà một nghệ sĩ có thể nghe thấy từ những tràng pháo tay là “Diễn lại! diễn lại!
Chúng ta hãy cùng nghe lại!” Những âm thanh ngọt ngào nhất mà người đoi thoại với bạn có thể nghe từ bạn khi bạn đang nói chuyện với một nhóm người là “Hãy kể cho mọi người nghe về…”
Bất cứ khi nào bạn tham dự một bữa tiệc hay một hội nghị với ai đó quan trọng đoi với bạn, hãy nhớ đến một so câu chuyện anh ấy hay cô ấy đã kể cho bạn. Hãy chọn một câu chuyện thích hợp mà đám đông sẽ thích thú và thể hiện sự quan tâm bằng cách yêu cầu kể lại.
Thủ thuật 22: Nhấn mạnh tính tích cực
Lần đầu tiên gặp ai đó, bạn hãy giữ kín những điều bí mật. Sau này, khi moi quan hệ phát triển đến một mức độ nhất định, bạn và người bạn tot bụng mới quen của bạn có thể kể cho nhau nghe những chuyện đó và cùng cười nói thoải mái. Nhưng bây giờ là lúc như người xưa nói “tot phô ra, xấu xa đậy lại.”
Thủ Thuật 23: Tin tức mới nhất…Đừng rời nhà mà không có chúng
Việc cuoi cùng nên chuẩn bị trước khi đi dự tiệc ‒ thậm chí sau khi bạn đã soi gương ngắm vuot lần cuoi ‒ là mở bản tin trên đài phát thanh hay lướt qua một tờ báo. Bất kỳ thông tin nào về sự kiện diễn ra hôm nay cũng là chủ đề nói chuyện tot. Biết nhiều tin tức thời sự cũng là cách phòng ngự hiệu quả giúp ích cho bạn trong những tình huong khó khăn như khi ai đó hỏi bạn về những chuyện mà mọi người đang thảo luận.
Những tình huong éo le như trên cũng không phải không có trong những buổi gặp gỡ, đặc biệt khi người đoi diện thuộc típ người thích hỏi chuyện.
Thủ thuật 24: Đừng hôi “Bạn làm nghề gì?”
Dấu hiệu chắc chắn rõ ràng của một nhân vật quan trọng là tránh không hỏi “Bạn làm nghề gì?” Tất nhiên, bạn cần tìm hiểu điều này nhưng không phải với bon từ thô lỗ trên vì nó sẽ khiến bạn mang hình ảnh một người giao tiếp thiếu tế nhị, một tên cơ hội, một người đào mỏ hoặc chỉ là một kẻ tầng lớp dưới.
Thủ thuật 25: Bản sơ yếu lý lịch vắn tắt
Giong như những người tìm việc hàng đầu thường chuẩn bị những bản lý lịch viết tay rất trang trọng, hãy đa dạng hoá cách trình bày những câu chuyện thật về đời song của bạn, hãy lựa chọn những biến thể phù hợp cho mỗi người nghe. Trước khi đáp lại câu hỏi “Bạn làm nghề gì?” hãy tự hỏi mình “Đâu là những lợi ích mà đoi tượng trò chuyện này có thể có trong câu trả lời của mình? Liệu anh ấy có thể giao công việc cho mình? Liệu anh ấy có mua sản phẩm của mình không? Hay thuê mình? Cưới em mình? Trở thành bạn thân của mình?” Dù đi đâu, bạn cũng hãy mang theo một bản lý lịch tóm tắt của mình với những thông tin đã chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước.
Thủ thuật 26: Cuốn từ điển từ đồng nghïa của bạn
Hãy tra cứu trong từ điển từ đồng nghĩa những từ thông dụng bạn dùng hàng ngày. Sau đó, giong như xỏ chân vào đôi giày mới, hãy ướm thử những từ đó xem liệu nó có phù hợp với bạn hay không. Nếu bạn thích chúng, hãy dùng chúng để thay thế lâu dài cho những từ bạn thường dùng hàng ngày. Nên nhớ rằng, chỉ cần 50 từ thôi cũng đủ để làm nên sự khác biệt giữa một người có von ngôn ngữ phong phú, sáng tạo và một người có von ngôn ngữ ở mức trung bình. Hãy thay thế mỗi ngày một từ. Chỉ sau hai tháng, bạn sẽ trở nên cực kỳ linh hoạt trong khi sử dụng ngôn ngữ.
Thủ thuật 27: “Tôi cũng vậy”
Bất cứ khi nào bạn có điểm gì đó tương đồng với một ai đó, càng trì hoãn việc nói ra điều đó bao nhiêu, bạn càng làm cho anh ấy hay cô ấy cảm động hoặc ấn tượng về bạn bấy nhiêu. Bạn xuất hiện như một con người đầy tự tin chứ không phải như một người lúc nào cũng vội vàng, hấp tấp.
Tuy nhiên, đừng trì hoãn quá lâu để thổ lộ rằng bạn và họ có cùng chung sở thích nào đó, nếu không dường như bạn đang tỏ ra xảo quyệt.
Thủ thuật 28: Giao tiếp hướng đối tượng
Hãy bắt đầu mọi câu có thể với từ BAN. Ngay lập tức nó sẽ thu hút được sự chú ý của người nghe. Nó sẽ nhận được một sự hồi đáp tích cực hơn bởi vì nó khơi dậy lòng kiêu hãnh và giúp họ không phải chuyển sang từ “tôi”.
Khi bạn sử dụng nhuần nhuyễn từ Bạn trong hội thoại. bạn sẽ làm cho người nghe cảm thấy được sự hấp dẫn và lôi cuon.
Thủ thuật 29: Nụ cười đầy cá tính
Nếu với ai bạn cũng giữ nguyên một nụ cười thì nụ cười đó không hề có giá trị. Khi bạn gặp một nhóm người, với mỗi người hãy nở những nụ cười khác nhau. Hãy để cho nụ cười của bạn tạo vẻ đẹp cá tính cho khuôn mặt.
Nếu một ai đó trong nhóm đoi với bạn là người quan trọng nhất, hãy dành cho anh ấy một Nụ cười tràn ngập (Thủ thuật 1).
Thủ thuật 30: Đừng sử dụng những lời sáo rỗng
Đừng sử dụng những lời sáo rỗng với người thành đạt. Đừng bao giờ đụng đến nó. Đừng bao giờ ư? Đừng nếu như bạn không muon mang tiếng là kẻ ngoc. Thay vì sử dụng từ sáo rỗng, hãy tự tạo ra những cụm từ thông minh cho riêng mình bằng cách sử dụng thủ thuật tiếp theo.
Thủ thuật 31: Học hỏi những diễn giả chuyên nghiệp
Bất kể khi bạn đứng phát biểu trước hàng nghìn người hay đứng sau vỉ thịt nướng phục vụ gia đình, bạn sẽ đi lại, tạo sự vui vẻ và làm sôi nổi bầu không khí bằng những kỹ năng giao tiếp giong nhau.
Hãy đọc những cuon sách giao tiếp để chọn lọc những câu trích dẫn, tìm kiếm sự khéo léo trong giao tiếp, học cách chạm vào dây thần kinh hài hước của đoi tượng giao tiếp. Nếu bạn muon nổi bật, hãy nghĩ đến những câu trích dẫn nghe có vẻ điên rồ một chút.
Hãy thể hiện sự giao tiếp thật hài hoà, thông minh và hài hước nhưng trên hết là phải đúng lúc và hợp cảnh.
Thủ thuật 32: Gọi đúng bản chất sự vật
Đừng nấp sau những cụm từ nói giảm hay nói tránh. Hãy gọi đúng bản chất sự vật. Điều đó không có nghĩa là những người thành đạt sẽ dùng những từ nhạt nhẽo khi có những từ hay hơn để sử dụng. Đơn giản họ đã được cách gọi mọi thứ như nó von thế.
Thủ thuật 33: Bớt đi những lời châm chọc
Một thói xấu muôn thuở của những người tầm thường chính là xu hướng thích châm chọc. Một lời nói đùa vô tình về khiếm khuyết của ai đó sẽ chỉ mang lại một nụ cười rẻ tiền. Đừng bao giờ đùa với khiếm khuyết của một ai đó. Bạn sẽ phải trả giá vì những điều như vậy.
Thủ thuật 34: Đặt mình vào địa vị người nhận tin
Một cầu thủ chuyên nghiệp sẽ đặt mình vào địa vị của người nhận bóng khi phát bóng. Khi thông báo bất kì một tin nào đó, bạn hãy đặt mình vào địa vị người nhận tin. Sau đó bạn sẽ kèm với tin đó một nụ cuời, một tiếng thở dài, hay sự cảm thông.
Hãy thông báo tin xấu không phải với cảm xúc của bạn mà với cảm xúc của người nhận.
Thủ thuật 35: Lặp lại y nguyên
Bất kì khi ai đó cứ khăng khăng hỏi bạn về chủ đề bạn không hề hứng thú, đơn giản bạn chỉ cần lặp lại y nguyên câu trả lời ban đầu, chính xác cả về mặt từ ngữ lẫn về giọng điệu. Điều đó sẽ làm cho đoi tượng giao tiếp giảm đi cảm hứng.
Thủ thuật 36: Không quá vồ vập
Những người thành đạt trong lĩnh vực của họ sẽ không hề vội vã lao về phía những người nổi tiếng. Khi bạn nói chuyện với một người nổi tiếng, đừng khen ngợi công việc của họ, mà đơn giản chỉ cần nói công việc của họ đã khiến bạn cảm thấy hứng khởi và sự hiểu biết như thế nào. Nếu bạn nói về bất kì một thành tựu nào của người nổi tiếng, thì hãy nói đến một thành tựu gần đây nhất. Nếu người nổi tiếng đi cùng ai đó, hãy tìm cách kéo họ vào cuộc trò chuyện.
Thủ thuật 37: Đừng cảm ơn cộc lốc
Đừng bao giờ để từ “cảm ơn” đứng một mình. Hãy luôn kèm theo những lí do cho nó: từ “Cảm ơn bạn đã yêu cầu” đến “Cám ơn bạn đã nhấc túi lên cho tôi”.
Thủ thuật 38: Liệu pháp xáo trộn
Mỗi tháng một lần, hãy xáo trộn cuộc song của bạn. Làm một vài điều gì đó mà bạn chưa từng nghĩ tới. Tham gia một môn thể thao, dự một cuộc triển lãm, nghe một bài thuyết trình về một vài vấn đề bạn chưa từng biết đến. Bạn sẽ có 80% so thuật ngữ chuyên ngành và những câu hỏi của người trong cuộc từ chỉ một lần khám phá.
Thủ thuật 39: Học một chút thuật ngữ chuyên ngành
Người thành đạt sử dụng thuật ngữ chuyên ngành như một ngôn ngữ thứ hai. Thuật ngữ chuyên ngành là gì? Đó chính là ngôn ngữ được sử dụng trong một ngành nghề nào đó.
Tại sao lại sử dụng thuật ngữ chuyên ngành? Nó sẽ khiến bạn có vẻ là một người trong nghề.
Cách để học ngôn ngữ đó? Bạn sẽ không thể tìm thấy những cuon băng thuật ngữ chuyên ngành trên giá sách của mình, nhưng để học những thuật ngữ đó không khó. Đơn giản hãy hỏi một người bạn thành thạo ngôn ngữ mà một nhóm nào đó đang nói để bạn có được những câu hỏi mào đầu chính xác.
Một vài từ quả là nhỏ nhoi với một ngôn ngữ chuyên ngành nhưng hiệu quả mà nó đem lại có thể sẽ rất lớn.
Thủ thuật 40: Chạm vào những vấn đề nóng
Trước khi bước chân vào thế giới của những người bán sách, tiếp xúc với một nhóm nha sĩ, hãy tìm hiểu về những vấn đề nóng trong ngành của họ. Mọi ngành nghề đều có những chủ đề nóng mà bên ngoài rất ít biết. Hãy gọi điện cho một ai đó tinh thông về điều này. Sau đó, bạn hãy hâm nóng cuộc hội thoại bằng cách tung ra những vấn đề nóng để cùng bàn luận.
Thủ thuật 41: Đọc những tạp chí chuyên ngành
Khách hàng lớn tiếp theo của bạn là một tay chơi gôn, một vận động viên bơi, lướt ván hay trượt tuyết? Bạn đang có mặt trong một buổi họp với toàn những nhân viên kế toán hoặc những tín đồ Phật giáo thiền tông? Có hàng nghìn tạp chí không được nói đến ở đây được xuất bản hàng tháng bàn luận về mọi sở thích trên đời. Bạn có thể thu nạp thêm thông tin mà bạn cần để thể hiện như một người trong ngành khi tiếp xúc với bất kì ai chỉ bằng cách đọc các tạp chí chuyên ngành của họ.
Thủ thuật 42: Nắm rõ phong tục
Trước khi đặt chân lên lãnh thổ một nước khác, hãy xem một cuon sách về những điều nên và không nên làm. Trước khi bắt tay, nhận quà, làm một cử chỉ nào đó, hay thậm chí khen dinh cơ của bất kì ai, hãy xem xét kĩ lưỡng. Một sự khiếm nhã cũng có thể làm hỏng toàn bộ chuyến đi của bạn.
Thủ thuật 43: Láu cá trong mua bán
Những kĩ năng mặc cả được sử dụng ở chợ A-rập cổ đại hiện nay vẫn còn nguyên giá trị khi cần mua hàng với giá trị lớn. Bạn sẽ được giảm giá rất nhiều nếu như bạn biết cách thoả thuận.
Trước bất kì một vụ mua bán lớn nào, hãy tìm gặp một vài người chuyên bán mặt hàng đó ‒ vài người để học và một người để mua. Khi đã được trang bị một so từ chuyên môn nhất định, bạn có thể sẵn sàng đến cửa hiệu mà bạn muon.
Thủ thuật 44: Hãy là một bản sao
Hãy nhìn mọi người. Nhìn cách họ di chuyển. Bước nhỏ? Bước lớn? Nhanh? Chậm? Giật cục? Đều? Già? Trẻ?
Hãy coi người mà bạn đang nói chuyện như một người hướng dẫn nhảy. Anh ta là một người nhảy nhạc Jazz chăng? Cô ấy là một người múa balê chăng? Hãy nhìn cơ thể họ, sau đó bắt chước cách di chuyển của họ. Điều đó sẽ làm cho đoi tượng giao tiếp trong thâm tâm luôn cảm thấy thoải mái thực sự khi tiếp xúc với bạn.
Thủ thuật 45: Tiếng vọng
Tiếng vọng là một thủ pháp ngôn ngữ đơn giản nhưng lại chứa đựng một hiệu quả vô cùng lớn. Hãy lắng nghe cách lựa chọn danh từ, động từ, giới từ, tính từ rất riêng của đoi tượng giao tiếp ‒ và lặp lại những từ đó. Khi họ nghe những từ họ vẫn thường dùng từ chính bạn thì có lẽ một moi liên hệ vô hình đã được tạo ra giữa bạn và họ. Nó làm họ cảm thấy bạn và họ có chung chân giá trị, chung thái độ, sở thích và những trải nghiệm trong cuộc song.
Thủ thuật 46: Sử dụng hình ảnh hiệu quả
Khách hành của bạn có khu vườn nào không? Hãy nói với họ về “gieo hạt giong”. Ông chủ của bạn có sở hữu chiếc thuyền nào không? Nói với họ về một thương vụ có thể “đứng vững” hay “song sót.” Anh ta có thể là một phi công ư? Hãy nói về khái niệm “hạ cánh”. Gợi về sở thích và phong cách song của người nghe và liên hệ xung quanh vấn đề đó. Để ghi điểm nhiều hơn, sử dụng những từ ngữ từ thế giới của người nghe, chứ không phải thế giới của bạn. Phương pháp sử dụng hình ảnh liên tưởng có hiệu quả cũng nhắc những người nghe của bạn rằng bạn nghĩ giong họ và hàm ý rằng bạn có chung sở thích với họ.
Thủ thuật 47: Sử dụng những câu biểu hiện sự đồng tình
Đừng là một người chỉ biết “ừ!” vô thức. Hãy nói những câu hoàn chỉnh để cho thấy sự hiểu biết của bạn. Trong hội thoại hãy dùng những cụm từ như “Tôi hiểu ý cậu là gì”. Hãy kích thích cuộc hội thoại bằng những câu đầy cảm xúc kiểu như “Đó quả là một điều thật tuyệt”. Sự đồng cảm của bạn sẽ gây ấn tượng cho người nghe và khuyến khích họ tiếp tục bày tỏ suy nghĩ của mình.
Thủ thuật 48: Xác định giác quan chủ đạo
Đâu là giác quan chủ đạo mà đoi tượng giao tiếp của bạn đang có? Thị giác? Thính giác? Xúc giác? Đoi với người có giác quan chủ đạo là thị giác, hãy sử dụng những câu, từ mang giác quan chủ đạo là thị giác để làm cho họ nghĩ rằng bạn nhìn thế giới theo cách của họ. Đoi với những người giác quan chủ đạo là xúc giác, hãy sử dụng những từ mang giác quan chủ đạo là xúc giác để họ nghĩ rằng bạn cảm nhận giong như cách của họ.
Thủ thuật 49: Sớm sử dụng từ “chúng ta”
Tạo ra một cảm giác thân mật với bất kì ai, thậm chí là những người bạn chỉ mới gặp vài lần trước đó. Hãy nắm bắt những dấu hiệu trong tâm hồn họ bằng cách lướt nhanh cuộc hội thoại ở cấp độ một và hai đồng thời chuyển sang cấp độ ba và bon. Hãy tạo ra cảm giác thân mật bằng cách sử dụng những từ giàu cảm xúc “chúng ta” và “của chúng ta”.
Thủ thuật 50: Tạo lịch sử tức thì
Khi bạn gặp một người xa lạ và muon bớt đi cảm giác lạ lẫm, hãy nghiên cứu kĩ thời điểm đặc biệt nhất định nào đó để cùng nhau chia sẻ trong lần gặp gỡ đầu tiên. Sau đó hãy tìm một vài từ kích thích một cảm giác giác nồng ấm thân thiện và tạo ra cảm xúc tot cho cả hai người. Bây giờ, giong như những người bạn cũ của nhau, các bạn đã có với nhau một lịch sử tức thì.
Với những người mà bạn mong muon chia sẻ tương lai nghề nghiệp hay thế giới riêng tư của mình, hãy tìm ra những khoảng khắc ấn tượng bên nhau. Sau đó hãy biến những khoảng khắc đó thành một điệp khúc.
Thủ thuật 51: Kênh thứ ba
Một lời khen mà ai đó được nghe trực tiếp sẽ không bao giờ thú vị bằng một lời khen được nghe qua kênh thứ 3. Một cách khen vô giá không phải qua điện thoại, qua điện đàm, mà chính là qua một người bạn. Đó là cách giúp bạn thoát khỏi nguy cơ tạo moi nghi ngờ rằng bạn là một kẻ bợ đỡ đang co gắng đạt điều mình muon. Bạn cũng sẽ để lại cho đoi tượng tiếp nhận một niềm hạnh phúc tuyệt vời rằng bạn đang nói với toàn bộ thế giới về những ưu điểm lớn của họ.
Thủ thuật 52: Chim bồ câu đưa thư mang đến những tin tốt lành
Hãy trở thành người mang đến những lời khen ngợi và những tin tức tot lành cho người khác. Bất cứ khi nào bạn nghe thấy một lời khen ngợi dành cho một ai đó thì hãy nói lại những điều đó cho họ biết. Có thể bạn sẽ không được dựng tượng và được đem triển lãm ở bảo tàng giong như chú chim Stumpy nhưng tất cả mọi người đều yêu quý những ai mang đến cho họ tin tức tot lành.
Thủ thuật 53: Ngầm bày tô sự ngưỡng mộ
Hãy đưa một vài lời bình luận có hàm ý tích cực về người mà bạn đang trò chuyện cùng. Tuy nhiên phải hết sức cẩn thận.
Đừng bày tỏ theo cách của người công nhân bảo trì có thiện chí kia. Hoặc đừng giong như một chàng trai nói với cô bạn của mình tại buổi khiêu vũ rằng “Ôi, Mary Lou, mặc dù hơi mập nhưng em nhảy thực sự đẹp đấy.”
Thủ thuật 54: Nịnh nọt tình cờ
Hãy trở thành một người khen ngợi giấu mặt. Phải thật khéo léo khi đưa những lời khen ngợi vào trong câu nói của bạn. Sau đó đừng co gắng vặn hỏi họ về những điểm chính mà bạn đã nói. Niềm vui bất chợt mà sự nịnh nọt tình cờ của bạn đã mang lại làm cho họ dường như không thể nghe được những gì bạn nói tiếp sau đó.
Thủ thuật 55: Lời khen “chết người”
Bất cứ khi nào bạn nói chuyện với một người lạ mà bạn muon kết bạn lâu dài, hãy tìm kiếm một phẩm chất lôi cuon, cụ thể và độc đáo mà người đó sở hữu.
Cuoi buổi nói chuyện, hãy nhìn thẳng vào mắt người đoi thoại, và dũng cảm nói ra “lời khen chết người.”
Thủ thuật 56: Những lời khen nhẹ nhàng
Đừng để đồng nghiệp, bạn bè hay những người thân yêu nhìn bạn và ánh mắt của họ nói lên rằng, “Không phải hôm nay tôi rất ổn sao?” Hãy để họ biết rằng bạn đánh giá họ cao như thế nào bằng cách nói với họ những lời khen nhẹ nhàng như “công việc tot lắm!”, “rất xuất sắc!”, “tuyệt vời!”
Thủ thuật 57: Thốt ra theo phản xạ “Ôi, thật tuyệt vời!”
Nhanh như chớp, bạn phải khen ngợi người khác ngay thời điểm họ vừa hoàn thành một kỳ tích nào đấy. Trong nháy mắt, phải nói như một phản xạ, “Ôi, thật tuyệt vời!”
Đừng lo họ sẽ không tin bạn. Trạng thái sung sướng lúc đó làm cho họ dường như chết lặng đi khi nghe những đánh giá về thành tựu của mình.
Thủ thuật 58: Ném bumerang
Giong như một chiếc bumerang bay trở lại người ném, hãy để cho những lời khen quay ngay trở lại với người khen. Giong như người Pháp, hãy nhanh chóng nói điều mang hàm ý “bạn thật là tử tế.”
Thủ thuật 59: Trò chơi bia mộ
Hỏi những người quan trọng trong cuộc đời bạn rằng họ muon khắc gì lên bia mộ của mình. Ghi nhớ điều đó nhưng đừng đề cập đến nó một lần nữa. Sau đó, đến thời điểm thích hợp hãy nói rằng: “Tôi đánh giá cao bạn …” hoặc “Tôi quý bạn …” và điền tiếp vào chỗ trong với những từ mà họ nói cho bạn biết những tuần trước đó.
Bạn chắc chắn đã làm cho người ta ngạc nhiên khi nhắc lại những hình ảnh tự hào nhất của họ dưới dạng một lời khen. Họ sẽ tự nhủ với chính mình rằng: “Cuoi cùng, cũng có người yêu quý mình vì nhận ra mình thực sự là ai.”
Thủ thuật 60: Nói lên cử chỉ
Hãy tưởng tượng rằng bạn là một ngôi sao trong vở kịch của riêng bạn trên radio mỗi khi bạn cầm lấy điện thoại. Nếu bạn muon thể hiện những tính cách của bản thân, bạn phải chuyển nụ cười hay sự đồng tình và tất cả những cử chỉ của mình thành âm thanh mà người nghe có thể hiểu được. Bạn hãy thay thế những cử chỉ của mình bằng lời nói. Tiếp đó phải tăng âm lượng của mình lên 30%!
Thủ thuật 61: Liên tục nhắc lại tên
Mọi người thường ngẩng đầu lên khi nghe thấy ai đó gọi tên mình. Hãy gọi tên của người đang nói chuyện với mình trên điện thoại nhiều hơn so với khi nói chuyện trực tiếp nhằm duy trì sự tập trung của họ. Gọi tên của người nói chuyện để bù lại thiếu hụt sự giao tiếp mắt, sự âu yếm mà bạn có thể sử dụng khi nói chuyện trực tiếp. Lặp lại tên của một ai đó nhiều lần khi đang đoi diện với người ta dường như kệch cỡm nhưng vì khi nói chuyện qua điện thoại, giữa hai bạn có một khoảng cách địa lý ‒ đôi khi khoảng cách đó là cả một châu lục ‒ thì bạn có thể nhắc lại nhiều lần tên của người ấy trong cuộc trò chuyện.
Thủ thuật 62: “Ôi, là bạn đấy à!”
Không nên trả lời điện thoại với thái độ “Tôi luôn luôn hạnh phúc.” Hãy trả lời niềm nở, rành mạch và chuyên nghiệp. Rồi sau khi bạn biết được người đang gọi đến là ai, hãy nở một nụ cười thật hạnh phúc và để niềm vui đó lan tỏa vào chính giọng nói của mình. Bạn sẽ khiến cho người gọi đến có cảm giác như nụ cười ấm áp lạ lùng của bạn là dành cho anh/cô ấy.
Thủ thuật 63: Sự từ chối khéo léo
Nếu bạn muon chặn những cuộc gọi không mong đợi, hãy hướng dẫn nhân viên của bạn trước hết phải nói vui vẻ “O vâng, tôi sẽ noi ngay điện thoại cho anh. Liệu tôi có thể nói cho bà ấy ai đang gọi không ạ?” Và tiếp theo tất nhiên là: “Vâng, thưa ngài, tôi sẽ noi máy ngay.”
Khi người thư ký quay trở lại với tin không vui rằng bạn không ở đó, những người gọi đến không nghĩ mình bị xúc phạm và không bao giờ cảm thấy bị cản trở. Họ luôn gục ngã vì Sự từ choi khéo léo giong như tôi.
Thủ thuật 64: Chào hôi vợ (chồng) của người cần gặp
Bất kể khi nào bạn gọi điện đến nhà một ai đó, bạn phải luôn nhận ra được và chào hỏi người đang trả lời điện thoại. Bất kể khi nào bạn gọi điện đến cơ quan của một ai đó nhiều hơn một hoặc hai lần, bạn nên làm thân với người trợ lý. Bất cứ người nào đủ gần gũi để trả lời điện thoại cho họ cũng nghĩa là đủ khả năng tác động đến ý kiến của nhân vật quan trọng mà bạn đang cần liên hệ.
Thủ thuật 65: Thời gian của bạn màu gì?
Cho dù bạn nghĩ cuộc gọi của mình khẩn trương thế nào thì cũng luôn bắt đầu bằng việc hỏi người nghe về thời điểm. Sử dụng cách “Thời gian của bạn màu gì?” hay chỉ đơn giản hỏi “Giờ có phải là thời điểm thích hợp để nói chuyện không?” Khi bạn hỏi về thời điểm trước khi bắt đầu, bạn sẽ không bao giờ khiến người nghe điện phải băn khoăn về thời gian. Bạn sẽ không bao giờ bị từ choi chỉ vì bạn gọi không đúng lúc.
Thủ thuật 66: Thường xuyên thay đổi tin nhắn để lại
Nếu bạn muon được coi là người chu đáo và đáng tin cậy, hãy để lại một lời chào ngắn, sâu sắc, và thân thiện trong tin nhắn của bạn. Không có âm nhạc, không có sự cợt nhả, không có những thông điệp truyền cảm, không khoe khoang, khoác lác hay châm chọc.
Và hãy thay đổi nó hàng ngày.
Thủ thuật 67: Lần thử giọng 10 giây của bạn
Trong khi gọi, hãy nói rõ ràng. Đây là lần thử giọng 10 giây của bạn để chứng tỏ bạn xứng đáng nhận một cuộc gọi lại tức thì.
Giả dụ, nếu hộp thư thoại của một người nào đó tình cờ phát đi và bạn chưa hề có sự chuẩn bị nào, nhanh chóng trì hoãn (trước tiếng bíp để họ không nhận được một tin nhắn trì hoãn.) Dành một khoảng thời gian phác thảo một tin nhắn lôi cuon và thú vị. Thực hành với nó một lần với sự tự tin, rõ ràng và đáng tin cậy. Sau đó quay so gọi lại và để lại tin nhắn mới mẻ, đáng chú ý của bạn.
Thủ thuật 68: Qua mặt người gác cổng
Thay vì sử dụng tên bạn hàng của bạn, hãy nhắc đi nhắc lại đại từ anh ấy hoặc cô ấy.
Đừng nói “Vâng, tôi có thể nói chuyện với cô X được không ạ?”mà hãy nói “Xin chào, tôi là Bob Smith đây, có cô ấy ở đó không?” Sử dụng đại từ quen thuộc “cô ấy” để ám chỉ với người trợ lý rằng bạn và sếp của cô ta là bạn bè thân thiết.
Thủ thuật 69: “Tôi nghe thấy cuộc điện thoại khác của anh”
Khi bạn nghe thấy một cú điện gọi đến xen vào cuộc thoại của bạn, hãy dừng lại giữa chừng nếu cần thiết và nói “Tôi nghe thấy chuông điện thoại reo” (hay con chó đang sủa, đứa bé đang khóc, ông xã đang gọi). Hỏi xem liệu cô ấy có phải lưu tâm đến điều đó không. Dù cô ấy có lưu tâm hay không thì cô ấy sẽ biết bạn là một người rất giỏi giao thiệp.
Thủ thuật 70: Hệ thống nghe lại tức thì
Ghi âm tất cả các cuộc thương thảo của bạn và nghe lại. Đến lần thứ hai hay thứ ba, bạn sẽ nắm bắt được những toan tính quan trọng mà bạn không nhận ra trong lần nghe đầu tiên. Tác dụng của việc này giong như việc những cổ động viên bóng đá xem lại pha quay chậm trong trận đấu.
Thủ thuật 71: Ăn uống hay giao thiệp
Các chính trị gia muon tiếp xúc trực tiếp với cử tri của mình. Giong như bất cứ một người thành đạt giỏi lĩnh vực đắc nhân tâm và các moi quan hệ, họ hiểu rằng bất kỳ vật thể nào ngoại trừ cái khóa thắt lưng đều có ảnh hưởng như một bức tường giữa hai người. Vì vậy họ không bao giờ cầm đồ ăn hay đồ uong trong bữa tiệc.
Bạn đến dự tiệc để nhai nhồm nhoàm hoặc để giao lưu. Không nên làm cả hai việc cùng lúc. Giong như một chính trị gia tài ba, hãy ăn uong trước khi đến dự tiệc.
Thủ thuật 72: Quan sát kỹ căn phòng
Khi bạn đi đến một cuộc tụ họp nào, dừng lại trước tiền sảnh rồi từ từ xem xét tình hình. Hãy để cho đôi mắt của bạn lướt ngang lướt dọc giong như đội quân luôn sẵn sàng 24/24 để bao quát được mọi thứ đang chuyển động.
Thủ thuật 73: Là người chọn, đừng là người được chọn
Một người bạn thân, một tình yêu đích thực hay một moi quan hệ kinh doanh, những người sẽ làm thay đổi tương lai của bạn có thể không có mặt trong bữa tiệc. Tuy nhiên, một ngày nào đó, ở một nơi nào đó, anh/cô ấy sẽ xuất hiện. Hãy biến tất cả các bữa tiệc thành nơi tập dượt cho sự kiện lớn đó. Đừng đứng yên và đợi cho đến khi một người đặc biệt nào đó tiến lại gần bạn. Bạn biến điều này thành sự thật bằng cách khám phá mọi khuôn mặt trong căn phòng. “Cơ hội ngàn vàng” không nhiều.” Hãy nắm bắt bất cứ điều gì, bất cứ ai bạn muon có trong cuộc song của mình.
Thủ thuật 74: Đôi bàn tay cởi mở
Hãy là một người có sức lôi cuon, không nên là một người khó gần. Khi đứng trong một bữa tiệc, hãy để cho cơ thể bạn ở tư thế mở ‒ đặc biệt cánh tay và bàn tay của bạn. Mọi người có thiên hướng bị hút về phía bàn tay và lòng bàn tay mở. Họ tránh những cái khuỷu tay trong tư thế đầy đe dọa. Sử dụng cổ tay và lòng bàn tay bạn để nói “Tôi chẳng giấu diếm điều g씓Tôi chấp nhận bạn và những điều bạn đang nói” hay “Tôi thấy cô thật gợi cảm”.
Thủ thuật 75: Theo dõi
Giong như một trạm kiểm soát không lưu, hãy theo dõi toàn bộ các chi tiết nhỏ nhất trong cuộc song của người đang nói chuyện với bạn. Liên hệ chúng trong cuộc trò chuyện như một câu chuyện thời sự chính. Nó tạo nên cảm giác vô cùng gần gũi. Khi bạn dẫn ra sự kiện lớn hay nhỏ trong lần gặp cuoi cùng trong cuộc song của bất kỳ ai, nó chứng tỏ đầy thuyết phục rằng anh/cô ấy là một nhân vật quan trọng trong so những người trên quả đất này. Và mọi người sẽ yêu mến bạn vì bạn nhận ra một minh tinh trong họ.
Thủ thuật 76: Hồ sơ danh thiếp
Ngay sau khi bạn nói chuyện với một người tại bữa tiệc, hãy rút bút của bạn ra. Trên mặt sau tấm danh thiếp của an/cô ấy có thể viết ghi chú để nhắc nhở bạn về những chi tiết trong cuộc trò chuyện đó: Nhà hàng, môn thể thao, bộ phim, thức uong ưa thích của anh ấy; hay cô ấy thần tượng ai, cô ấy lớn lên ở đâu, thành tích ở trường phổ thông; hay có thể chỉ là một câu bông đùa mà người đó nói ra.
Thủ thuật 77: Bán hàng bằng ánh mắt
Cơ thể con người là một trạm phát sóng 24/24 giờ truyền đi các thông điệp “Bạn làm tôi hồi hộp.” “Bạn làm tôi buồn.” “Tôi thích chi tiết đó trên sản phẩm của anh.” “Điều này làm tôi bị mê hoặc…”
Hãy quan sát và nắm bắt tất cả tín hiệu của bạn bè và khách hàng. Theo đó, lập kế hoạch về màn giới thiệu sản phẩm và đường đi nước bước của bạn.
Thủ thuật 78: Bô qua những sai lầm ngớ ngẩn
Những nhà hùng biện điềm tĩnh bỏ qua những sai lầm ngớ ngẩn của bạn bè, đoi tác, người quen. Họ đơn giản không chú ý đến việc làm đổ, trượt chân, hậu đậu hay lời nói hớ của các đồng nghiệp. Những người thành đạt không bao giờ tỏ ra kinh ngạc trước những sai lầm của người khác.
Thủ thuật 79: Giúp đỡ bằng lời
Bất cứ khi nào câu chuyện của một ai đó bị ngắt quãng, hãy để cho sự gián đoạn tự nó chấm dứt. Để tất cả mọi người có thời gian mê mẩn về những người thân yêu, gọi món ăn hay nhặt hộ họ những mảnh vỡ của một chiếc bình. Rồi khi nhóm người tập hợp lại, nói đơn giản với người phải dừng giữa chừng, “Nào, hãy trở lại câu chuyện anh đang nói.” Hay nếu có thể thì nhớ lại đoạn họ bị ngắt quãng và hỏi. “Vậy điều gì đã xảy ra sau khi…”.
Thủ thuật 80: Bộc lộ ý đồ
Bất cứ khi nào bạn đề nghị được giúp đỡ, hãy nói ra những lợi ích tương ứng. Tiết lộ một cách thành thật điều gì có lợi cho bạn và điều gì có lợi cho người khác ngay cả khi điều đó thật khó khăn. Nếu sau đó bất cứ một kế hoạch nào mà bạn che giấu bị lộ ra, bạn có thể bị coi là kẻ xảo quyệt.
Thủ thuật 81: Để người khác tận hưởng niềm vui khi giúp bạn
Bất cứ khi nào nhận sự giúp đỡ, hãy cho người bạn hào phóng đó thời gian để tận hưởng niềm vui trước khi họ thực hiện điều đó. Trong bao lâu? Ít nhất là hai mươi bon giờ.
Thủ thuật 82: Ăn miếng đợi trả miếng
Khi bạn giúp ai đó và rõ ràng người đó chịu ơn bạn, hãy đợi cho đến lúc thích hợp trước khi đề nghị anh ta trả ơn. Hãy để anh ta cảm nhận sự thật (hay tưởng tượng) rằng bạn làm thế đơn giản vì tình bạn giữa hai người. Đừng nghĩ những thứ bạn cho đi sẽ được đền đáp ngay lập tức.
Thủ thuật 83: Tiệc tùng là nơi để nghỉ ngơi và thư giãn
Có ba nơi trú ẩn an toàn linh thiêng trong xã hội loài người, nơi mà thậm chí ngay cả những kẻ to gan nhất cũng không dám quấy rầy. Nơi trú ẩn đầu tiên là các bữa tiệc.
Tiệc tùng là nơi để nghỉ ngơi, thư giãn, không phải là nơi để tranh cãi. Những người thông minh, thậm chí ngay cả khi đứng cạnh kẻ thù của mình ở bàn tiệc cũng phải mỉm cười và gật đầu chào nhau. Họ để những vấn đề gây tranh cãi vào lúc thích hợp hơn.
Thủ thuật 84: Bữa tối chỉ dành cho việc ăn uống
Nơi trú ẩn an toàn được bảo vệ nhất mà những người thông minh luôn tôn trọng đó là bàn ăn. Trong lúc cùng nhau ăn uong, họ không bao giờ bàn về những vấn đề khó chịu. Trong khi ăn, họ biết rằng họ có thể thảo luận về những mặt tích cực của công việc: những ước mơ, hoài bão và kế hoạch của họ.
Họ có thể tự do liên tưởng và tìm kiếm những ý kiến mới. Nhưng cuộc trao đổi giữa họ không bao giờ xoay quanh những vấn đề nan giải.
Thủ thuật 85: Những cuộc gặp tình cờ chỉ để nói chuyện tầm phào
Nếu bạn đang muon bán hàng, đàm phán, hay đang bàn về một vấn đề nhạy cảm với đoi tác, đừng bao giờ làm việc này trong khi tình cờ gặp mặt. Hãy để dư âm của cuộc gặp gỡ tình cờ của bạn thật nhẹ nhàng và thoải mái. Nếu không, nó có thể cản trở công việc của bạn.
Thủ thuật 86: Làm rỗng những chiếc thùng
Nếu bạn cần thông tin, trước hết hãy để người có thông tin nói thoải mái. Kiên nhẫn chờ đợi đến khi họ giãi bày hết tất cả mọi chuyện. Đó là cách duy nhất để bảo đảm rằng “chiếc thùng” của họ có đủ chỗ trong để bắt đầu tiếp nhận ý kiến của bạn.
Bất cứ khi nào bạn đang tranh luận về những vấn đề nhạy cảm, hãy để người nói kết thúc hoàn toàn trước khi bạn nhảy vào tranh luận. Sự chờ đợi dường như sẽ kéo dài vô tận, nhưng cách duy nhất để anh ta sẽ lắng nghe ý kiến của bạn là để người đó kết thúc trước.
Thủ thuật 87: Lặp lại cảm xúc
Nói ra sự thật và bộc lộ cảm xúc. Bất cứ khi nào bạn cần biết sự thật về một hoàn cảnh gây nhiều cảm xúc, hãy để họ tự bộc lộ. Lắng nghe tâm sự của họ nhưng nhấn mạnh những cảm xúc đó. Bộc lộ cảm xúc thường là cách duy nhất để làm họ bình tĩnh lại.
Thủ thuật 88: Lỗi lầm của tôi, lợi ích của bạn
Bất cứ khi nào bạn mắc phải một lỗi ngớ ngẩn, hãy làm cho nạn nhân của lỗi lầm đó được lợi. Điều đó vẫn chưa đủ để sửa chữa sơ suất của bạn. Hãy tự hỏi “Mình có thể làm gì để bù đắp cho người đang chịu đựng kia để anh ấy/cô ấy cảm thấy vui vì mình đã gây ra lỗi lầm đó?” Sau đó nhanh chóng làm điều mà bạn cho là thoả đáng. Bằng cách đó, lỗi lầm của bạn sẽ trở thành lợi ích cho chính bản thân bạn.
Thủ thuật 89: Để lại một lối thoát
Bất cứ khi nào bạn bắt được ai đó nói doi, ăn cắp, nói khoác, hay lừa đảo, đừng đoi đầu trực tiếp với người đó. Trừ khi đó là trách nhiệm phải bắt hay giáo dục kẻ phạm tội – hay trong trường hợp cần kíp khi bạn đang cứu những nạn nhân vô tội khác bằng cách làm như vậy – hãy để kẻ phạm tội đó thoát khỏi cái bẫy của bạn mà không bị tổn hại danh dự. Sau đó, kiên quyết không bao giờ nhắc lại việc này nữa.
Thủ thuật 90: Thư khen ngợi cho người quản lý
Bạn có muon nhận được sự quan tâm đặc biệt từ một thư ký cửa hàng, kế toán, nhân viên công ty luật, thợ may, nhân viên sửa xe, người phục vụ bàn, nhân viên massage, giáo viên mầm non hay bất kỳ người nhân viên nào khác? Cách chắc chắn/hiệu quả để khiến họ quan tâm chăm sóc bạn tot nhất là gửi một bức thư khen ngợi tới người quản lý của họ.
Thủ thuật 91: Lãnh đạo những người nghe
Bất kể người diễn thuyết trên bục kia có xuất chúng hay không, thu mình lại là cách một người tầm thường đang lo lắng về sự chấp nhận của đám đông. Những người xuất chúng nhận ra bạn là người có khả năng lãnh đạo khi thấy bạn đang dẫn dắt người nghe phản ứng tích cực. Hãy là người đầu tiên vỗ tay hay công khai khen ngợi người mà bạn ủng hộ (hay muon nhận được sự quý mến).
Thủ thuật 92: Ghi điểm trong từng cử chỉ
Giữa hai người bất kỳ, bao giờ cũng có tỷ so nhất định. Tỷ so giữa họ luôn thay đổi nhưng có một quy luật bất biến: người yếu thế hơn phải tôn trọng người tài giỏi hơn. Hình phạt dành cho người không để tâm đến sự khác biệt này là bị loại ra khỏi cuộc chơi. Quy luật này không bao giờ thay đổi.
Hãy nhớ rằng, lặp lại một hành động nhiều lần sẽ tạo thành thói quen.
Những thói quen tạo nên tính cách. Và tính cách tạo nên số phận của bạn.
Recommended Posts
Tóm tắt “Ngày xưa có một con bò” – Camilo Cruz
16 Tháng Mười Một, 2020
Tóm tắt “Đừng bao giờ đi ăn một mình” – Keith Ferrazzi, Tahl Raz
16 Tháng Mười Một, 2020
Tóm tắt “Giải pháp đột phá” – Jay Abraham
31 Tháng Mười, 2020