Tóm tắt “Trong Chớp Mắt – Bí Quyết Để Ra Quyết Định Thật Hiệu Quả” – Malcolm Gladwell
Trong chớp mắt (Blink) kiểm nghiệm hiện tượng phán đoán chớp nhoáng, nghĩa là chúng ta đưa ra quyết định tức thì trong vô thức. Những phán đoán chớp nhoáng này là công cụ ra quyết định vô cùng quan trọng, nhưng cũng có thể dẫn tới những lựa chọn sai lầm và tất cả cách giải quyết vấn đề. Trong chớp mắt giải thích làm thế nào để chúng ta có thể tận dụng chúng một cách hiệu quả nhất
Để học được cách sử dụng phán đoán vô thức trong chớp nhoáng theo cách có lợi cho mình.
– Chúng ta chắc chắn đã sử dụng trực giác nhiều lần. Thậm chí ngay cả trong trường hợp ta cho rằng mình đã phân tích một tình huống hết sức lý trí và lập luận chặt chẽ cho lựa chọn của mình, thì chắc chắn chúng ta cũng chỉ dựa vào tiếng nói sâu thẳm bên trong mình mà thôi.
– Trực giác của chúng ta thường có thể đưa ra những quyết định tốt hơn nhiều so với một sự phân tích thấu đáo. Đơn giản vì trực giác sẽ bỏ qua tất cả những thông tin không liên quan, và chỉ tập trung vào các yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, trực giác cũng bị ảnh hưởng bởi tất cả những yếu tố vô thức như định kiến hay thành kiến vốn là những thứ dễ khiến bạn lầm lạc.
=> Việc biết được khi nào nên và không nên tin vào trực giác của mình là điều tối quan trọng để có một quyết định tốt.
=> Trong cuốn sách này, sẽ học được:
– Tại sao thương hiệu nước giải khát với vị tuyệt hảo lại từng thất bại thảm hại khi tung ra thị trường.
– Tại sao các chuyên gia phát hiện những tác phẩm nghệ thuật giả mạo lại tin vào trực giác của họ hơn là những phân tích lý trí.
Hãy tin vào phán đoán trực giác – vì chúng thường hữu ích hơn cả những phán đoán có ý thức.
Để ra quyết định trong bất kỳ tình huống nào, bộ não con người đều sử dụng hai chiến lược dưới đây:
– Chiến lược thứ nhất là ghi lại và xử lý có ý thức các thông tin, cân nhắc lợi và hại, sau đó tiến đến một kết luận lý trí về lựa chọn tốt nhất có thể. Kiểu chiến lược xử lý thông tin này diễn ra chậm, và trong một vài tình huống, chúng ta sẽ không có đủ thời gian khi sử dụng cách này.
– Trải qua quá trình tiến hóa của loài người, một chiến lược thứ hai nhanh hơn nhiều đã được sử dụng: nhanh như chớp, sự vô thức đưa ra những phán đoán chớp nhoáng dựa trên sự cảm nhận từ bên trong chứ không phải thông qua sự phân tích thấu đáo.
Kiểu chiến lược ra quyết định thứ hai này cho phép não bộ loại bỏ bớt những sự lo lắng khi phải tiêu hóa những suy nghĩ phức tạp thông qua việc sử dụng sự vô thức. Chúng ta không nhận thức được rằng, chỉ ngay dưới vỏ não, phần vô thức của bộ não chúng ta xử lý tình huống chỉ trong chớp mắt và đã có thể ra quyết định về hướng hành động tốt nhất.
Nhiều người có xu hướng chỉ tin vào những phán đoán có ý thức của họ và cảm thấy khó khăn khi phải quyết định dựa trên trực giác. Tuy nhiên, kết quả là chính những quyết định chớp nhoáng lại thường xuyên tốt hơn nhiều so với những quyết định đã phải qua một cuộc phân tích kĩ lưỡng.
Ví dụ, có những trọng tài dây tennis – những người có khả năng dùng trực giác phán đoán khi một tay vợt giao bóng lỗi, mặc dù họ không thể chỉ ra chính xác lý do tại sao. Lại có những chuyên gia nghệ thuật có thể phát hiện ra một tác phẩm nghệ thuật giả mạo ngay từ cái nhìn đầu tiên chỉ bởi vì họ có một cảm giác kì quặc về tác phẩm đó và về sau này họ mới có thể lý giải một cách lý trí những phán đoán chớp nhoáng đó của họ.
Trong nhiều trường hợp, có những thứ khuôn mẫu và chuẩn mực mà vô thức nhận ra nhanh hơn ý thức và logic. Trong những trường hợp này, chúng ta hãy tin vào những quyết định chớp nhoáng của mình.
Sự căng thẳng có thể khiến chúng ta bị tự kỉ tạm thời và dẫn chúng ta đến những phán đoán sai lầm.
Trong thực tế, chúng ta đều có khả năng đọc được những suy nghĩ. Tất cả chúng ta cần làm là nhìn vào khuôn mặt của một người: những biểu cảm sẽ bộc lộ chính xác những gì người đó đang nghĩ trong đầu.
Điều quan trọng hơn là các nhà khoa học đã chỉ ra rằng biểu cảm là một hiện tượng phổ thông. Mọi người trên thế giới này đều có thể nhận ra một sự biểu cảm hạnh phúc, tức giận hay buồn bã trên khuôn mặt.
Tuy nhiên, có những người – giống như những người mắc chứng tự kỷ – những người không nhận biết được các dấu hiệu không lời: họ chỉ có thể hiểu trực tiếp những thông tin được chuyển tải và không thể đọc được những ý nghĩ biểu lộ trên khuôn mặt của người khác.
Nhưng trong thực tế, kể cả những người không mắc chứng tự kỷ cũng có thể bị tự kỷ tạm thời bởi những tình huống căng thẳng và áp lực thời gian. Khi bị căng thẳng, chúng ta có xu hướng lờ đi những dấu hiệu trực tiếp như các biểu cảm trên khuôn mặt và dễ rơi vào trạng thái phiến diện, chỉ chăm chăm vào “mối đe dọa” dễ xảy đến nhất, cho rằng đó là thông tin quan trọng nhất.
Nếu bạn muốn tránh gặp phải tình trạng tự kỷ tạm thời này, bạn cần phải bình tĩnh và giảm bớt căng thẳng trong môi trường sống và làm việc. Càng căng thẳng, bạn càng có khả năng mắc phải chứng tự kỷ tạm thời. Và khi vượt ra ngoài một mức căng thẳng cho phép, quá trình suy nghĩ logic sẽ dừng hoàn toàn.
Nghiên cứu thị trường không phải lúc nào cũng là một bản đánh giá tốt về hành động thực sự của người tiêu dùng.
Công việc của một chuyên gia nghiên cứu thị trường là xác định xem hàng hóa nào sẽ bán chạy trên thị trường và hàng hóa nào sẽ thất bại. Tuy nhên, các chuyên gia nghiên cứu này thường thất bại trong việc phỏng đoán hành vi người tiêu dùng.
Ví dụ: Coca Cola đã thực hiện hàng loạt cuộc khảo sát mùi vị và miễn cưỡng đi đến kết luận rằng Pepsi – đối thủ của họ – đạt được điểm cao hơn nhiều so với Coke. Hậu quả của việc này là công ty sau đó đã đổi công thức và tung ra thị trường một dòng sản phẩm mới của Coke, mang tên New Coke. Tất cả các khảo sát mùi vị đều dự đoán rằng New Coke sẽ thành công vang dội.
Nhưng … Kết quả thực tế thì?
New Coke là một trong những sản phẩm thất bại nhất mọi thời đại.
Tại sao những cuộc khảo sát mùi vị này lại có kết quả khác xa so với thực tế như vậy?
Bởi vì chúng đơn giản đã sai ngay trong các điều kiện tiêu chuẩn khi tiến hành: Những người khảo sát mùi vị đã phải đánh giá sản phẩm dựa trên cơ sở của việc nếm thử mỗi mặt hàng một ngụm trong khi vẫn nhận biết được nhãn hiệu của sản phẩm ấy.
Những điều kiện không thực tế như vậy đã dẫn tới một sự đánh giá không ăn khớp với hành vi mua của khách hàng sau này. Để đưa ra một phán đoán chớp nhoáng thực sự mang tính đại diện, những người nếm thử cần được đặt vào một điều kiện chuẩn xác hơn: họ chỉ nên quan tâm tới cái vỏ lon khi ở nhà, chứ không nên mang tâm trí đã thiên vị ấy vào cuộc khảo sát mùi vị thực sự.
Cuối cùng, công tác nghiên cứu thị trường cũng cần xem xét việc người tiêu dùng có xu hướng đánh giá những sản phẩm mới cải tiến một cách tiêu cực trong những bài kiểm tra đầu tiên. Họ sẽ phải làm quen với những sản phẩm mới lạ trước khi họ bắt đầu thích nó.
Recommended Posts
Tóm tắt “Khi bạn đang mơ thì người khác đang nỗ lực” – Vĩ Nhân
30 Tháng Mười Hai, 2020
Tóm tắt “Đừng lựa chọn an nhàn khi còn trẻ” – Cảnh Thiên
30 Tháng Mười Hai, 2020
Tóm tắt “Những quyết định thay đổi cuộc sống” – Spencer Johnson
21 Tháng Mười Hai, 2020